Ah…thập tự chinh !!Nghe cái tên có vẻ quen quen nhỉ. Tôi cam đoan rằng nhiều người đã từng loáng thoáng nghe đến cụm từ nay khi xem một số bộ phim như Robin Hood, Heaven, the last Templier. Nếu như các bạn chưa xem thì tôi khuyên các bạn nên xem ít nhất một lần để có được sự hiểu khái quát về giai đoạn lịch sử rất biến động tại Châu Âu và Trung Đông ở thời kỳ trung cổ. Nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến mối quan hệ phức tạp giữa phương Tây và thế giới hồi giáo, đến tận bây giờ. (theo link này để hiểu thêm : thập tự chinh)
Về mặt vị trí địa lý, nếu người Châu Âu đi đường bộ đến vùng đất thánh Israel để tấn công người Hồi giáo thì chắc chắn phải đi qua lãnh thổ Syria trước. Vì thế, Syria đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tế lương thực cũng như làm cổng sau cho quân đội Thiên chúa giáo. Dọc theo đường đi của quân Châu Âu, người ta cho xây một loạt các pháo đài kiên cố án ngữ các chốt quan trọng. Hồi ấy thì phải có đến vài chục cái, còn ngày nay thì chỉ còn vài cái. Muốn đến những lâu đài này cũng khó ra phết vì hầu như không có tour du lịch trọn gói nào được tổ chức, phải tự tìm tòi mua vé xe bus địa phương mà mò đến.
Nếu nhìn tổng quan thì có thể nhận thấy rằng tất cả các pháo đài đều mang đậm nét kiến trúc Pháp.Tại sao vậy ? Vì 80% thành phần quân đội Châu Âu sang Trung Đông đều bắt nguồn từ Pháp và tất cả các vị trí chủ chốt trong bộ máy thống trị các lãnh thổ Thiên chúa giáo đều gốc Pháp. Vì thế, chẳng có lý do gì mà người Pháp lại không bắt bọn culi địa phương xây dựng thành trì theo đúng kiểu gôtích của họ. Đi dọc theo con đường các pháo đài thập tự chinh, tôi có cảm giác như đang sống lại những giây phút hồi hộp của các cuộc chiến đẫm máu thế kỷ XI.
Pháo đài Alep
Nằm rất gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Alep được coi là cửa khẩu và cũng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi hơn 20 pháo đài phòng thủ dọc theo đất nước Syria. Được xây dựng vào thế kỷ XII, pháo đài Alep giữ được vẻ nguyên trạng của nó vì chưa bao giờ phải chịu một cuộc tấn công tàn khốc nào. Điểm nổi bật của nó là chiếc cầu xây theo kiểu “ruộng bậc thang”, góp phần vào hệ thống phòng thủ rất kiên cố. Điều đáng nói ở đây là Alep không được xây bởi người Châu Âu mà là bởi người Hồi giáo và được coi là ví dụ điển hình nhất của nghệ thuật kiến trúc quân sự Hồi giáo tại Trung Đông. Bởi sự kiên cố vốn có, khi Alep rơi vào tay người Thiên chúa giáo, họ không nỡ phá hủy và đã sử dụng lại nó.
Pháo đài Saladin
Pháo đài Saladin tọa lạc giữa một rừng thông. Nhìn từ xa, pháo đài trông thật đồ sộ và thực sự là một hệ thống phòng thủ kiên cố. Khi đến gần mới thấy nó đồ sộ như thế nào và thật khó có thể tưởng tượng làm sao người ta có thể xây được những chiến hào và bức tường như vậy trong một khu vực đồng không mông quạnh và thậm chí còn không đủ nước để mà sống.
Krak des Chevaliers
được cho như là công trình kiến trúc quân sự duy nhất ở Trung Đông vẫn giữ được nguyên vẹn sau hơn 1000 năm. Pháo đài được xây trên một vị trí chiến lược, nằm trọn trong một thung lũng hiểm trở nên rất dễ phòng thủ. Pháo đài có thể chứa được 2000 quân và đủ lương thực để cầm cự trong vòng 5 năm. Đó là lý do vì sao quân Thiên chúa giáo có thể cầm cự được vài trăm năm chỉ với vài nghìn người trong khi quân Hồi giáo đông hơn đến vài chục nghìn người
Pháo đài Massyaf
Cũng giống như pháo đài Saladin và Krak des Chevaliers, pháo đài Massyaf được xây trên một mỏm đá để có tầm nhìn bao quát rộng và cũng chỉ cách các pháo đài khác khoảng 50km đổ lại nên rất thuận lợi cho việc hỗ trợ giữa các pháo đài. Điểm khác biệt so với các pháo đài khác chính là quá khứ lịch sử của nó bởi pháo đài Massyaf không phải do người Châu Âu nắm giữ mà lại được cho một nhánh của đạo hồi có tên là Nizarit “mượn”. Nhóm Nizarit tạo thành một băng đảng riêng và chuyên đào tạo các tay sát thủ đi ám sát thuê và các đối tượng ám sát của chúng thường là các lãnh đạo quân sự. Với mục đích sống vì tiền, chúng sẵn sàng đánh thuê cho bất cứ bên nào, thiên chúa giáo hay hồi giáo, đánh tuốt miễn là tiền nhiều. Khu vực do pháo đài Massyaf thống lĩnh vì thế có biệt danh là Assasin, có nghĩa là “sát thủ”. Trong trò chơi điện tử Play Station 3 hoặc Xbox cũng có tên là Assasin luôn. Đồng chí nào mà thích tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thì có thể chơi thử trò đó.
Các khung cảnh của thời kỳ các sát thủ Assasin được tái hiện khá sống động trong trò chơi điện tử cùng tên |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét