Trong tất cả các quốc gia tôi đã từng đi qua, Ba Lan có một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi. Không phải vì Ba Lan có vẻ đẹp tuyệt đỉnh hơn hẳn các quốc gia khác, mà là vì quốc gia này là điểm mốc lịch sử quan trọng đánh dấu lần đi du lịch bụi solo đầu tiên trong quộc đời tôi. Và lúc ấy, tôi mới chỉ 19 tuổi, còn thiếu sót nhiều kinh nghiệm. Còn nhớ lại năm 2005, tôi phải mất đến hơn 3 tháng để chuẩn bị cho cuộc chinh phục đầu tiên trong đời. Tại sao tôi lại chọn Ba Lan vào thời điểm ấy? Đơn giản là vì tôi có quen một cô bạn sinh viên người Ba Lan đang du học theo chương trình trao đổi Erasmus. Từ một người Ba Lan, tôi dần dần quen đến hơn 10 người và tôi mường tượng ra hình ảnh đất nước Ba Lan với những người dân tốt bụng và sùng đạo.
Ý định đi Ba Lan được quyết khi tôi được thông tin có chuyến bay giá rẻ sang thành phố Warsaw với hãng hàng không Skyeurope (sập tiệm năm 2009). Đã 7 năm trôi qua rồi, tôi khó có thể nhớ chi li hành trình hai tuần phiêu lưu tại quê hương của nhạc sỹ Chopin. Tuy nhiên, những gì tôi có thể hồi tưởng được là những giây phút trải nghiệm khó quên và đáng ngạc nhiên thay, rất nhiều trong số đó lại là những giây phút tôi gặp khó khăn và vượt qua được. Nói đến chuyến đi Ba Lan, không thể không nói đến sự giúp đỡ tận tình của gia đình cô bạn Ba Lan. Chân ướt chân ráo đến sân bay Warsaw, chính bà ấy là người giúp tôi tìm phòng ngủ ở ký túc xá một trường đại học, đặt mua vé tàu và tư vấn chương trình khám phá giúp tôi.
Trước khi đặt chân đến Ba Lan, hình ảnh quốc gia này rất mờ nhạt trong tâm trí tôi. Cũng như bao người khác, tôi gom Ba Lan thành một khối gọi là “dân Đông Âu” hoặc “hội Nga ngố”. Thực ra định nghĩa ấy hoàn toàn sai bét và thậm chí còn là một điều sỉ nhục với người dân Ba Lan. Quan hệ của người Ba Lan với người láng giềng Nga không được tốt đẹp cho lắm. Đây cũng là tình trạng chung của phần lớn các quốc gia Liên Xô cũ nằm giáp ranh với Nga (Ukraina, Lithuania, Latvia, Belarus, vv). Người Ba Lan rất ghét người Nga vì đã từng chịu áp bức của người láng giềng trong vòng nhiều thập kỷ. Vì thế, dân Ba Lan rất ghét người ta nói họ giống người Nga, cũng giống như người Việt mình chẳng ai thích bị nói giống thằng Tàu. Nhưng nói gì thì nói, Ba Lan ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng văn hóa và kiến trúc của Nga cũng như Đức, Áo vì xưa kia người Ba Lan chịu sự áp bức đô hộ của cả 3 nước láng giềng. Nếu tôi nhớ không nhầm, vào khoảng hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20), nước Ba Lan bị xóa sổ hoàn toàn trên bản đồ chính trị Châu Âu. Lãnh thổ Ba La hồi ấy như một miếng bánh bị chia thành 3 phần, mỗi phần chịu sự đô hộ của Nga, Đức và Áo. Với khoảng thời gian lâu như thế, khó có thể tránh khỏi tầm ảnh hưởng về văn hóa. Khu phố cổ của thủ đô Warsaw có lẽ là minh chứng hùng hồn nhất cho nét kiến trúc pha tạp Đức,Nga Áo và truyền thống yêu nước của người dân Ba Lan. Và có lẽ khu phố cổ đó là ký ức duy nhất còn đọng lại trong tâm trí tôi bởi nói chung thủ đô Warsaw là một thành phố hiện đại cũng giống nhiều thành phố Châu Âu khác và phần lớn các công trình kiến trúc cổ đều đã bị thiêu trụi trong thế chiến thứ hai.
Ý định đi Ba Lan được quyết khi tôi được thông tin có chuyến bay giá rẻ sang thành phố Warsaw với hãng hàng không Skyeurope (sập tiệm năm 2009). Đã 7 năm trôi qua rồi, tôi khó có thể nhớ chi li hành trình hai tuần phiêu lưu tại quê hương của nhạc sỹ Chopin. Tuy nhiên, những gì tôi có thể hồi tưởng được là những giây phút trải nghiệm khó quên và đáng ngạc nhiên thay, rất nhiều trong số đó lại là những giây phút tôi gặp khó khăn và vượt qua được. Nói đến chuyến đi Ba Lan, không thể không nói đến sự giúp đỡ tận tình của gia đình cô bạn Ba Lan. Chân ướt chân ráo đến sân bay Warsaw, chính bà ấy là người giúp tôi tìm phòng ngủ ở ký túc xá một trường đại học, đặt mua vé tàu và tư vấn chương trình khám phá giúp tôi.
Trước khi đặt chân đến Ba Lan, hình ảnh quốc gia này rất mờ nhạt trong tâm trí tôi. Cũng như bao người khác, tôi gom Ba Lan thành một khối gọi là “dân Đông Âu” hoặc “hội Nga ngố”. Thực ra định nghĩa ấy hoàn toàn sai bét và thậm chí còn là một điều sỉ nhục với người dân Ba Lan. Quan hệ của người Ba Lan với người láng giềng Nga không được tốt đẹp cho lắm. Đây cũng là tình trạng chung của phần lớn các quốc gia Liên Xô cũ nằm giáp ranh với Nga (Ukraina, Lithuania, Latvia, Belarus, vv). Người Ba Lan rất ghét người Nga vì đã từng chịu áp bức của người láng giềng trong vòng nhiều thập kỷ. Vì thế, dân Ba Lan rất ghét người ta nói họ giống người Nga, cũng giống như người Việt mình chẳng ai thích bị nói giống thằng Tàu. Nhưng nói gì thì nói, Ba Lan ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng văn hóa và kiến trúc của Nga cũng như Đức, Áo vì xưa kia người Ba Lan chịu sự áp bức đô hộ của cả 3 nước láng giềng. Nếu tôi nhớ không nhầm, vào khoảng hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20), nước Ba Lan bị xóa sổ hoàn toàn trên bản đồ chính trị Châu Âu. Lãnh thổ Ba La hồi ấy như một miếng bánh bị chia thành 3 phần, mỗi phần chịu sự đô hộ của Nga, Đức và Áo. Với khoảng thời gian lâu như thế, khó có thể tránh khỏi tầm ảnh hưởng về văn hóa. Khu phố cổ của thủ đô Warsaw có lẽ là minh chứng hùng hồn nhất cho nét kiến trúc pha tạp Đức,Nga Áo và truyền thống yêu nước của người dân Ba Lan. Và có lẽ khu phố cổ đó là ký ức duy nhất còn đọng lại trong tâm trí tôi bởi nói chung thủ đô Warsaw là một thành phố hiện đại cũng giống nhiều thành phố Châu Âu khác và phần lớn các công trình kiến trúc cổ đều đã bị thiêu trụi trong thế chiến thứ hai.
bom đạn của thế chiến đã phá hủy bộ mặt gốc của Warsaw |
người Ba Lan lấy tư liệu trùng tu từ những bức tranh phong cảnh thế kỷ 18 của một họa sỹ Italia |
Trái tim của khu phố cổ chính là quảng trường Castle Square với lâu đài hoàng gia Royal Castle là trung tâm. Ngay khi nhìn từ xa, lối kiến trúc của nó đã đập ngay vào mắt tôi. Dòng kiến trúc trung cổ chịu ảnh hưởng của Đức thể hiện ngay từ bên ngoài với sự xuất hiện của gạch nung màu đỏ. Từ việc chỉ là một chòi canh phòng thủ vào thế kỷ 14, cung điện này nhanh chóng trở thành nơi ở thường trực của nhà vua và là thủ đô của nước Ba Lan ngay từ thế kỷ 16.
Có nguồn gốc từ thời trung cổ, khu phố này có điểm chung với bất kỳ thành phố trung cổ nào ở Châu Âu đặc biệt là khu quảng trường Market Square rất sầm uất với những người cuộc giao lưu bán hàng hay những họa sĩ rong trổ tài nghệ thuật. Bao quanh quảng trường này là những tòa nhà tráng lệ xưa kia là nhà ở của các gia đình thương nhân giàu có nhất của thành phố.
Đi qua những con phố cổ, khó có thể tưởng tượng được rằng những ngôi nhà rêu phong trước mặt chỉ là phiên bản làm lại trên đống tro tàn của thể chiến thứ hai. Từng chi tiết, từ vật liệu xây nhà đến họa tiết điêu khắc được trùng tu chính xác đến từng milimét, để rồi tạo dựng lại ánh hào quang trước kia của một Warsaw sầm uất. Có thể những phiến gạch xây lại không có thâm niên hơn 100 năm, nhưng những gì mà người Ba Lan làm đã được Unesco ban thưởng xứng đáng, khu phố cổ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngay giữa quảng trường Market Square, tọa lạc một pho tượng nàng tiên cá. Thoạt đầu nhìn thấy, tôi lập tức liên tưởng đến câu truyện cổ tích cùng tên hoặc pho tượng ở Copenhagen. Theo truyền thuyết nói, việc liên tưởng đến nàng tiên cá ở Đan Mạch không phải là không có lý. Cô nàng bị mắc cạn ở đâu đó ven biển Baltic và được một nhóm người dân chài Ba Lan cứu sống. Để cảm ơn, nàng tiên hứa với họ sẽ bảo vệ thủ đô Warsaw nếu có giặc ngoại xâm. Đó là lý do vì sao nàng tiên cá ở Warsaw được trang bị thêm kiếm và khiên và trở thành biểu tượng của thủ đô. Khắp nơi tôi đều thấy logo nàng tiên cá, từ viên gạch lát đường đến thùng rác.
Thăm được xong quần thể Market Square và cung điện hoàng gia thì cũng có thể coi là đã thăm xong những gì cổ nhất của thủ đô. Tôi chỉ mất tầm 2 tiếng là xem hết tất cả. Những gì cổ nhất chỉ có từng ấy, có lẽ không xứng tầm với vị thế của một thủ đô Châu Âu nhưng nếu nhìn vào hoàn cảnh của một thành phố bị phá hủy tan tác trong thế chiến thì như vậy là quá ổn rồi. Warsaw không có số phận may mắn như Paris hay Rome, những thành phố sống phần lớn thời gian trong hòa bình. Vì thế, trước khi đến Ba Lan, tôi đã chuẩn bị trước tinh thần, người ta không đến Warsaw để dành nhiều ngày chỉ ngắm các công trình kiến trúc cổ, mà là để trải nghiệm một cái gì khác biệt.
Khu phố cổ được bao bọc bởi một lớp tường thành, cũng được xây bằng gạch nung đỏ đặc trưng kiểu trung cổ. Cổng thành Nowomiejska là công trình tiêu biểu nhất cho di sản kiến trúc trung cổ của Warsaw. Được xây dựng vào thế kỷ 16 và dài hơn 1km nhưng nó bị phá hủy hoàn toàn trong thế chiến và được xây dựng theo phiên bản gốc vài thập kỷ sau đó
Trên đường đi dọc theo vành đai tường thành cổ, tôi bỗng bắt gặp pho tượng một bé gái với dáng vẻ như đồng chí Lượm. Theo lời giải thích thì đây là một đài tưởng niệm được xây lên để kỷ niệm sự kiện nhân dân thủ đô nổi dậy chống lại phát xít Đức. Nói đến đây, tôi chợt nhớ đến những tài liệu tôi đọc được về quá khứ đau buồn của đất nước Ba Lan dưới sự chiếm đóng của Đức quốc xã.
Ra khỏi quần thể kiến trúc thành cổ, tôi lập tức trở lại thế giới Warsaw hiện đại hơn với các tòa nhà chủ yếu xây dựng lại sau thế chiến. Tuy quy hoạch thành phố có nhiều thay đổi nhưng trục đường chính từ thời trung cổ vẫn được giữ nguyên. Trục đương này được mệnh danh là con đường hoàng gia do xưa kia vua chúa Ba Lan thường dùng con đường này để đi từ cung điện hoàng gia đến các cung điện khác phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc săn bắn. Nằm trên trục đường hoàng gia ngày nay vẫn còn giữ lại 3 công trình chủ đạo : cung điện hoàng gia, khuôn viên Lazienki (khu săn bắn hoàng gia) và cung điện Wilanow (cung điện nghỉ dưỡng mùa hè).
Không còn chế độ vua chúa nữa, công viên Lazienki ngày nay là một trong những nơi đi dạo ưa chuộng nhất của thủ đô. Cứ vào cuối tuần, vào những ngày đẹp trời, người dân Warsaw từ già đến trẻ đều lui tới đây tận ưởng những giây phút thư giãn giữa một vùng được coi như lá phổi xanh của thủ đô, người thì chạy bộ, người thì đạp xe, …
trục đường xưa kia được nhà vua dùng để đi đến cung điện mùa hè, ngày nay là một đại lộ với nhiều cửa hiệu sầm uất hai bên |
Không còn chế độ vua chúa nữa, công viên Lazienki ngày nay là một trong những nơi đi dạo ưa chuộng nhất của thủ đô. Cứ vào cuối tuần, vào những ngày đẹp trời, người dân Warsaw từ già đến trẻ đều lui tới đây tận ưởng những giây phút thư giãn giữa một vùng được coi như lá phổi xanh của thủ đô, người thì chạy bộ, người thì đạp xe, …
Ngay từ cổng vào, tôi đã thấy ngay một đài tưởng niệm Frederik Chopin to đùng án ngữ ngay ở giữa. Phải rồi, Ba Lan chính là quê hương của vị nhạc sỹ huyền thoại và ngay tại công viên Lazienki, người ta tổ chức hòa nhạc piano miễn phí ngay tại khuôn viên vào cuối tuần.
Vào dịp mùa cưới, các đôi uyên ương lại lui đến đây để chụp cho mình những album cưới để đời. Đó cũng là dịp để các con thuyền kiểu Venice kiếm chác tý tiền.
Nằm giữa trung tâm công viên là Palac na Wyspie, tạm dịch là cung điện trên nước. Công trình này được xây trên một hòn đảo nhân tạo nằm giữa hồ, tất cả được nối với đất liền bằng hai chiếc cầu đá. Ở bên trong, nội thất được thiết kế theo kiểu đầu thế kỷ 19. Nếu không đọc trước thông tin, chắc tôi cũng chẳng biết được rằng trước mắt tôi chỉ là phiên bản trùng tu được xây lại hoàn toàn trên đống đổ nát cũ. Phát xít Đức cho thiêu cháy toàn bộ cung điện năm 1944 và tịch thu toàn bộ đồ cổ bên trong. Những gì có bây giờ tuy đều là fake nhưng các chi tiết đều được tạo ra một cách chi li, sao cho đúng với phiên bản gốc.
Điểm dừng chân cuối cùng của trục đường hoàng gia là cung điện Wilanow, nơi nghỉ dưỡng mùa hè của vua Ba Lan xưa kia. Nằm khá xa trung tâm (khoảng 10km về phía nam), tôi chọn phương án đi xe bus để tiết kiệm thời gian. Khác với tất cả công trình cổ khác ở Warsaw, cung điện này may mắn thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh và nhờ đó vẫn giữ được nguyên dáng vẻ gốc. Trong con mắt người Ba Lan. Cung điện Wilanow được sánh ngang với quần thể lâu đài Versailles của Pháp. So sánh như vậy là vì cấu trúc của nó chịu nhiều ảnh hưởng của nước Pháp đặc biệt là phần vườn tược.
Nói đến cung điện này thì phải nói đến cái tên vị vua Sobiesky, người đã từng ở đây vào thế kỷ 18. Thực ra, ông này thì cũng không có nhiều điều nổi bật hơn những vị vua khác ngoài việc đánh đuổi được giặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, điều khiến tôi nhớ được tên ông ta là do vị vua này đại diện cho một thời kỳ chính trị rất đặc biệt của vương quốc Ba Lan thế kỷ 18 : một kiểu lai tạp ngộ ngĩnh giữa chế độ phong kiến vua chúa và chế độ cộng hòa. Vua ở đây không theo chế độ cha truyền con nối mà được bầu lên như kiểu tổng thống (vì thế nên được gọi là cộng hòa). Các phiếu bầu chủ yếu tập trung vào quốc hội với thành viên chủ yếu là giới quý tộc. Họ có thể bầu bất cứ ai có tài không quan trọng quốc tịch. Chính vì thế, phần lớn người lên ngôi vua ở Ba Lan vào thời kỳ đó đều là người ngoại quốc : Thụy Điển, Hungary, Pháp, Đức…Bản thân Sobeski xuất thân là tầng lớp quý tộc chứ không có giòng máu hoàng gia gì với vị vua cầm quyền trước đó.
Hết vua ở thì lại đến các gia đình quý tộc ở, cung điện Wilanow qua tay nhiều chủ khác nhau và mỗi một lần đổi chủ là lại có một chút thay đổi về kiểu cách nội thất cũng như cách bài trí vườn tược tùy theo thị hiếu của từng thời kỳ. Khuôn viên thượng uyển ở đây là một sự hòa trộn của nhiều trường phái qua nhiều thế kỷ : dòng barốc kiểu Pháp-Ý thế kỷ 17, dòng lãng mạn kiểu Anh-Trung Quốc đầu thế kỷ 19, dòng Anh Quốc thế kỷ 18
Nếu như hai ngày khám phá đầu tiên tập trung vào các công trình cổ, cái nôi lịch sử của Warsaw thì ngày thứ ba của tôi tập trung vào lịch sử cận đại nhiều hơn. Và giai đoạn mà tôi quan tâm tìm hiểu là từ thế chiến thứ hai đến khi bức tường Berlin sụp đổ. Warsaw ngày nay có mối quan hệ mật thiết với quá khứ của nó. Trong suốt thời gian tôi nán lại thủ đô, tôi bắt gặp rất nhiều đài tưởng niệm liên quan đến nạn nhân chiến tranh. Đối với tôi, hiểu được Ba Lan thời kỳ thế chiến có thể là một điều hữu ích để hiểu được người Ba Lan ngày nay và quan hệ của họ với các nước láng giềng. Thế là tôi quyết định thăm viện bảo tàng Museum of Insurrection để có được một cái nhìn tổng quan vào thời kỳ này. Khánh thành vào năm 2004, viện bảo tàng như một thông điệp vạch trần một sự kiện lịch sử bị các thế lực chính trị phương Tây cố tình ỉm đi.
Gọi là insurrection (cuộc nổi dậy) là để nhớ lại cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân thủ đô vào giai đoạn cuối của thế chiến. Vào năm 1944, Hồng quân Liên Xô đang trên đà mạnh mẽ tiến về nước Đức và chắc chắn phải băng qua lãnh thổ Ba Lan. Không muốn để số phận của mình vào tay bất cứ ai (cả Nga và Đức), người dân thủ đô tự quyết định số phận của mình bằng một cuộc nổi dậy đẫm máu. Quân đội Đức đang chiếm đóng ở Warsaw không ngờ đến một sự kiện táo bạo như vậy trong suốt 5 năm trên đất Ba Lan. Bằng chiến thuật đánh du kích đường phố, người dân thủ đô nhanh chóng nắm kiểm soát hầu hết các đường phố, khiến cho quân Đức buộc phải gọi thêm quân tiếp viện thuộc loại thiện chiến nhất lúc bấy giờ. Nhờ đó, quân Đức lật lại thế cờ và tàn sát hầu hết dân số Warsaw và đánh sập 85% công trình kiến trúc.
Theo tôi, đây là một trong những viện bảo tàng lịch sử tốt nhất trong số vài chục điểm tôi đã từng thăm trên thế giới, trên phương diện bài trí để du khách dễ hiểu. Các vật dụng như súng, quang cảnh đương phố được dựng lại như thật khiến cho du khách như thể sống lại thời điểm năm 1944. Khắp nơi, người ta thiết kế lắp đặt âm thanh bom đạn và điện đàm radio rất khéo léo. Đó là những kỹ thuật tiên tiến mà tôi cũng đã được biết đến khi thăm vùng đổ bộ Normandie (phía Bắc nước Pháp). Các viện bảo tàng lịch sử của Việt Nam còn phải học nhiều điều để đạt được đẳng cấp đó. Cái quan trọng ở viện bảo tàng Museum of Insurrection là việc thông điệp đưa ra hoàn toàn không mang tính chính trị hóa mặc dầu nó nói về tình yêu nước của người dân thủ đô. Ở Việt Nam, lòng yêu nước của người dân luôn bị đưa ra dưới cái bóng quá lớn của Đảng.
Gọi là insurrection (cuộc nổi dậy) là để nhớ lại cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân thủ đô vào giai đoạn cuối của thế chiến. Vào năm 1944, Hồng quân Liên Xô đang trên đà mạnh mẽ tiến về nước Đức và chắc chắn phải băng qua lãnh thổ Ba Lan. Không muốn để số phận của mình vào tay bất cứ ai (cả Nga và Đức), người dân thủ đô tự quyết định số phận của mình bằng một cuộc nổi dậy đẫm máu. Quân đội Đức đang chiếm đóng ở Warsaw không ngờ đến một sự kiện táo bạo như vậy trong suốt 5 năm trên đất Ba Lan. Bằng chiến thuật đánh du kích đường phố, người dân thủ đô nhanh chóng nắm kiểm soát hầu hết các đường phố, khiến cho quân Đức buộc phải gọi thêm quân tiếp viện thuộc loại thiện chiến nhất lúc bấy giờ. Nhờ đó, quân Đức lật lại thế cờ và tàn sát hầu hết dân số Warsaw và đánh sập 85% công trình kiến trúc.
Theo tôi, đây là một trong những viện bảo tàng lịch sử tốt nhất trong số vài chục điểm tôi đã từng thăm trên thế giới, trên phương diện bài trí để du khách dễ hiểu. Các vật dụng như súng, quang cảnh đương phố được dựng lại như thật khiến cho du khách như thể sống lại thời điểm năm 1944. Khắp nơi, người ta thiết kế lắp đặt âm thanh bom đạn và điện đàm radio rất khéo léo. Đó là những kỹ thuật tiên tiến mà tôi cũng đã được biết đến khi thăm vùng đổ bộ Normandie (phía Bắc nước Pháp). Các viện bảo tàng lịch sử của Việt Nam còn phải học nhiều điều để đạt được đẳng cấp đó. Cái quan trọng ở viện bảo tàng Museum of Insurrection là việc thông điệp đưa ra hoàn toàn không mang tính chính trị hóa mặc dầu nó nói về tình yêu nước của người dân thủ đô. Ở Việt Nam, lòng yêu nước của người dân luôn bị đưa ra dưới cái bóng quá lớn của Đảng.
Ở một nơi khác, tôi còn thấy một đài tưởng niệm kháng chiến bảo vệ thủ đô. Cái kiểu cách điêu khắc và chất liệu thì mang đạc tính tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, rất quen thuộc với những quốc gia xưa kia theo trường phái Xô Viết (trong đó có Việt Nam). Do vấn đề ngoại giao tế nhị với Liên bang Xô Viết, đài tưởng niệm này chỉ được xây vào năm 1989, thời điểm đế chế Xô Viết sụp đổ. Nguyên nhân là do đài tưởng niệm tung hô sự nổi dậy của người dân thủ đô trong thời điểm mà có nhiều nghi vấn quanh việc chính Hồng quân Liên Xô cố tình móc ngoặc với phát xít Đức để triệt tiêu Warsaw. Theo rất nhiều người Ba Lan kể lại cho tôi, nước Nga chưa bao giờ có nhã ý giúp đỡ giải phóng Ba Lan trong thế chiến. Tất cả chỉ là giả tạo và lạ thay trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử trong trường học Việt Nam, Nga nhiễm nhiên là một anh hùng giải phóng các quốc gia Đông Âu. Con cháu những người dân thủ đô hi sinh trong năm 1944 ấy vẫn còn thù hằn sự lặt lọng của Nga, hứa cứu viện nhưng rồi bỏ mặc cho hơn 20.000 sinh mạng tự thân vận động và bỏ thây trong biển máu. Những ai còn sống sót sau thế chiến thì lại bị đối xử rất tệ bạc trong vài thập kỷ sau đó, dưới một thế lực khác : chủ nghĩa cộng sản. Bị đối xử tệ bạc, nhưng những người sống sót ấy không quên truyền lại cho con cháu họ lòng yêu nước. Chính những người con này, trưởng thành vào những năm 1970-1980, đóng góp vào sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hệ thống cộng sản Đông Âu cũng như đế chế Xô Viết.
Chế độ cộng sản, đó chính là điểm nhấn thứ hai nếu nói về lịch sử Warsaw thờ hậu chiến tranh. Thế chiến qua rồi, tưởng như ác mộng phát xít Đức sẽ nhường chỗ cho hòa bình nhưng không, người Ba Lan còn phải chịu thêm vài thập kỷ dưới sự can thiệp chính trị của người Nga. Và đi kèm với chính trị là những ảnh hưởng về mặt kiến trúc, có thể nhìn thấy rất rõ ở Warsaw ngày nay. Tôi thấy rất nhiều tòa nhà cao tầng với chất liệu thép và kính xây theo trường phái Staline vào đầu những năm 1990. Dòng kiến trúc này pha trộn với những tòa nhà trùng tu theo lối kiến trúc cổ khiến cho người ta có cảm giác như Warsaw là một mớ hổ lốn chẳng ra đâu vào đâu…chí ít thì đó là lời khẳng định chủ quan của chính những người dân sống ở thủ đô.
kiểu dáng tramway này rất phổ biến ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nga. Tôi đi qua Ba Lan, CH Séc, Hungary và đều thấy cùng một trường phái |
Tuy nhiên, người dân Warsaw chẳng lấy gì làm hãnh diện với sự tồn tại của nó. Cũng phải thôi, trong những năm chiến tranh lạnh, người Nga ăn hiếp hầu hết các quốc gia Liên Xô cũ. Họ cho xây những tòa nhà hoành tráng như cung văn hóa để thể hiện sự nổi trội của nền văn minh Nga tại các nước Đông Âu, hay nói cách khác, sự đô hộ của họ. Chấp nhận sự tồn tại của nó tức là chấp nhận sự thống trị của Nga. Và đó là lý do vì sao người Ba Lan phủ nhận tòa nhà nay như một di sản quốc gia. Vào những năm 1960, một câu cửa miệng mang tính châm biếm của Ba Lan đã thể hiện rất rõ quan điểm này : “người dân hạnh phúc nhất của Warsaw chính là người gác cổng cho cung văn hóa, bởi vì khi anh ta đứng ở đó thì anh là người duy nhất không nhìn thấy cung văn hóa…”. Trước khi có cái tên cung văn hóa và khoa học, tòa nhà này có tên…Joseph Staline. Qua dễ hiểu tại sao người Ba Lan phải đổi tên. Hãy cứ tưởng tượng cung văn hóa hữu nghị Việt Xô của mình có tên là Hồ Cẩm Đào hay Đặng Tiểu Bình.
Cung văn hóa : nhìn từ trên cao xuống, có thể thấy rằng bộ mặt thủ đô cũng hiện đại chẳng khác gì mấy so với nhiều thành phố Châu Âu khác.
Thời gian trôi đi thật nhanh và tôi đã ở thành phố Warsaw được 4 ngày rồi. Ấy thế mà tất cả những gì tôi thăm được mới chỉ nằm vỏn vẹn bờ tây của thủ đô. Bên kia dòng sông Vistule là một thế giới khác, thế giới của người dân địa phương, không mấy địa danh du lịch, không mấy du khách ngoại quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có ngoại quốc, thậm chí còn rất nhiều là khác. Tôi đang nói đến khu chợ giời Targowisko Bakalarska, lớn bậc nhất Châu Âu, nơi có rất nhiều dân buôn bán ngoại quốc đến từ 5 châu, từ Việt Nam, Bulgaria, Châu Phi…Thật đáng tiếc là khu chợ này không còn tồn tại nữa, nó đã bị phá hủy để xây sân vận động chuẩn bị cho Euro 2012.
Giờ đây, khi viết blog này, tôi chỉ còn cách hồi tưởng lại thời hoàng kim của khu chợ cách đây 7 năm, nơi mà người địa phương vẫn thường gọi là “chợ Nga”, có lẽ là do có nhiều băng đảng xã hội đen, mà tại cái đất Ba Lan này, cái gì xấu xa nhất đều gán cho bọn Nga hết. Lạc vào chốn chợ giời này, tôi như lạc vào một ốc đảo đa sắc tộc trong một đất nước mà 96% là chủng tộc Ba Lan. Ấy thế mà tại xứ chợ giời này, cứ trên 100 người thì 1 người gốc Việt Nam. Đây chính là điểm nhấn quan trọng nhất trong chuyến viếng thăm bờ đông của Warsaw. Trước khi đến Ba Lan, tôi hoàn toàn mù tịt chẳng biết gì về cuộc sống cộng đồng Việt Nam tại các nước Liên Xô cũ. Tất cả những gì tôi được nghe nói đến thì không tốt lắm : trộm cướp, mafia, buôn lậu, vượt biên…
Vậy sự thực về cộng đồng kiều bào ở Warsaw như thế nào? Cũng như bên Nga, cộng đồng Việt Nam ở đây thuộc dạng khủng nhất trong số dân nhập cư. Thế hệ nhập cư đầu tiên đến từ những năm 1950, giai đoạn Việt Nam gia nhập CLB các nước cộng sản. Những làn sóng nhập cư mạnh nhất phải kể đến những năm 1980, giai đoạn hấp hối của khối Xô Viết và cũng là giai đoạn chế độ chính trị bê bết của Việt Nam đang dồn những người con yêu dấu phải dứt áo ra đi để tìm một tương lai tươi sáng hơn. Người Ba Lan nghĩ gì về người Việt tại đây? Có lẽ cũng khá giống với rất nhiều người Việt ở các quốc gia Châu Âu khác : họ không hoàn toàn hòa nhập vào xã hội địa phương, họ làm việc rất chăm chỉ , có lòng tự trọng nhưng không mấy khi có nhiều cơ hội tiếp xúc với dân địa phương ngoài phương diện mua bán thương mại. Rất nhiều người dân thủ đô không biết sự tồn tại của một xã hội Việt Nam ngay trong lòng nước Ba Lan, không biết nó nằm ở khu vực nào. Tôi tình cờ bắt chuyện với một chị bán hàng quần áo ở khu chợ và nhanh chóng nhận được sự niềm nở của chị (cũng quê Hà Nội như tôi). Rất nhanh, chúng tôi rôm rả nói chuyện như những người bạn biết nhau từ lâu và tôi được chị mời về nhà ăn bữa cơm gia đình. Qua cuộc nói chuyện thân mật trong vòng 3 tiếng, tôi biết thêm được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống của Việt kiều trên đất Ba Lan. Điều làm tôi ấn tượng là sự chuyển giao thế hệ từ những bậc cha mẹ nhập cư những năm 1960-1980 và con cái họ. Những đứa trẻ này khi đã trưởng thành rồi thì hầu như không cảm thấy mình là người Việt Nam nữa mà là người Ba Lan chính thống. Có thể họ nói một chút tiếng Việt, tham gia các hoạt động văn hóa theo truyền thống cha mẹ (Tết nguyên đáng) hoặc về Việt Nam thăm vài lần nhưng có một điều chắc chắn : họ là người Ba Lan 100% và sẽ lập nghiệp và chết đi tại đây.
Có thể nói cuộc khám phá cộng đồng Việt Nam ở Warsaw đã đánh thức trí tò mò, khiến tôi tìm đọc thêm nhiều tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia và nhờ đó, có được những đánh giá chính xác hơn về họ. Tôi chỉ lấy một ví dụ rất đơn giản : Việt Kiều ở Pháp và ở Đông Âu không hề giống nhau mặc dầu cùng là người Việt. Nếu như làn sóng di cư sáng Pháp bắt đầu ngay từ những năm sau Điện Biên Phủ thì bên phía Đông Âu chủ yếu bắt đầu vào những năm sau kháng chiến chống Mỹ. Đối tượng di cư cũng không giống nhau. Người sang Pháp có rất nhiều thành phần tư sản hoặc thương nhân có tri thức rất cao, sau khi giặc Pháp thua, do sợ bị chế độ cộng sản thủ tiêu nên phải trốn chạy sang Pháp. Con cái thế hệ này được cho ăn học tử tế nên có trình độ văn hóa cao và sau này tìm được những vị trí công ăn việc làm khá là ngon. Còn đối với cộng đồng Việt Nam ở Đông Âu thì sao? Có rất nhiều xuất khẩu lao động hoặc sinh viên sang học đại học rồi trốn ở lại đi buôn. Đấy là chưa kể các làn sóng thuyền nhân vượt biên (boat people) gia nhập vào những năm 80. Vì thế, có thể nói trình độ văn hóa của họ thấp hơn rất nhiều. Ở Ba Lan, thật khó có thể kiếm được một người Việt Nam nào làm nghề khác ngoài nghề đi buôn. kiểu bán hàng rất chi là Việt Nam |
chợ giời đầy ắp quần áo giá rẻ treo giá theo tiền tệ Ba Lan |
<<<CÒN TIẾP>>>
0 nhận xét:
Đăng nhận xét