Sau vài buổi đi khám phá quần đảo Stokholm bằng Kayak, tôi quyết định đổi món, chuyển sang khám phá một cái gì đó thiên hướng lịch sử một chút. Đi đến Bắc Âu mà không tìm hiểu lịch sử người Viking thì hơi phí. Và thế là tôi quyết định đi đến hòn đảo Gotland, được coi là hòn đảo lớn nhất của vùng biển Ban-tích. Tôi cũng rất may mắn là tình cờ đặt chân đến hòn đảo này vào đúng giữa tháng 8, là giai đoạn diễn ra tuần lễ festival Trung Cổ và có dịp tận hưởng những giây phút tuyệt vời đắm chìm vào không gian của thế kỷ 14…
Do nằm chính giữa vùng biển Ban-tích nên đảo Gotland có một vị trí rất thuận lợi cho việc buôn bán đường biển và nhiễm nhiên trở thành một mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới thương mại khu vực Bắc Âu thời Trung Cổ. Minh chứng hùng hồn nhất cho lịch sử một ngàn năm của hòn đảo này chính là cảng Visby, được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến được cảng này cũng dễ lắm, chỉ mất khoảng 4 tiếng đi tàu phà trực tiếp từ thủ đô Stockholm.
Đáp đến đảo Gotland là phải qua thị trấn Visby vì đây là cảng tàu duy nhất và cũng là thị trấn duy nhất của đỏa. Thị trấn này tuy nhỏ vậy nhưng cũng được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới nhờ giữ được giá trị văn hóa lịch sử hơn 1000 năm. Đây là một ví dụ quá điển hình cho cấu trúc đô thị thời Trung Cổ và chúng ta có thể thấy nó dập khuôn tại bất cứ thị trấn nào cùng thời ở những quốc gia Châu Âu khác : một nhà thời lớn, một hệ thống giao dịch thương mại, nhà dân, kho thóc, và một hệ thống tường thành kiên cố bọc xung quanh.
Điểm đặc biệt mà tôi rất nể người của hòn đảo này đó là ý thức rất cao về việc bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của họ. Trong vòng một tuần, tất cả dân thị trấn cùng nhau ăn mặc lại những trang phục của thế kỷ 13 và tình nguyện tham gia vào những vị trí như thợ rèn, thợ làm bánh, thợ kim hoàn để biểu diễn cho khách du lịch xem. Họ không nhận được một xu thù lao nào trong tuần lễ festival Trung Cổ nhưng họ vẫn hào hứng tình nguyện bởi đó là niềm tự hào dân tộc Viking.
ngay từ đầu giờ chiều, dân thị trấn háo hức chuẩn bị những bộ đồ Trung Cổ đẹp nhất của mình và ra nhập hội cùng người khác chuẩn bị diễu hành |
Theo như người ta nói, chính quyền địa phương cũng đầu tư may các bộ quần áo quân phục để phục vụ cho một cuộc biểu diễn đánh nhau rất hấp dẫn |
Tôi nghĩ tại sao Việt Nam chúng ta không học theo cách quy hoạch của họ để phát triển du lịch ở Việt Nam vì phương pháp của họ quá tốt. Cùng được xây dựng theo kiểu viện bảo tàng ngoài trời nhưng du khách khám phá lịch sử Viking một cách rất thú vị, họ được trực tiếp tham gia các tiết mục trò chơi khơi lại cuộc sống đời thường của người Viking xưa kia, từ việc bắn cung đến ném rìu,rồi cách săn bắt cá hoặc cách làm bánh mì…
2 cô cậu này đến từ thủ đô Stokholm và biết cách thổi sáo nhờ việc tự học. Họ cất công đường xa đến đây và sãn sàng nhập vai và hòa mình cùng festival |
Cha con đang nghỉ giải lao và ăn tối sau một buổi chiều đi bộ mỏi chân. Tuy mặc quần áo cổ trang nhưng hình như món cocacola và sanwich chưa tồn tại ở thế kỷ 13!! |
vào tầm 18h là thời điểm đỉnh cao nhất của ngày với cuộc diễn lại các trận đánh cách đây hơn 1000 năm. Cuộc chiến giữa các hiệp sĩ |
Sau khi cuộc diễn đó tan tầm, tôi thấy trời còn rất sáng mặc dù đã hơn 19h rồi. Mùa hè ở Thụy Điển quả là thời điểm lý tưởng để ra ngoài vì trời sáng rất lâu. Vào tầm tháng 8 như thế này, phải đợi đến tầm 23h thì trời mới tối hẳn. Thế nên tôi dành chút thời gian đi dạo ven theo đảo Gotland vì hòn đảo này cũng chẳng to lắm
Vẻ đẹp đồng quê thanh tịnh khiến lòng tôi cảm thấy rất thanh thản. Và để thêm phần sinh động, tôi vừa đi vừa nghe MP3, đặc biệt là bài Hotel California..."...cool wind in my hair..." |
Ngoài festival Trung Cổ thì đảo Gotland còn nổi tiếng với dải cột đá vôi có tuổi đời hàng triệu năm. |
Cách tạo ra những cột đá vôi khổng lồ như thế này cũng khá giống nhiều nơi khác trên thế giới như thung lũng Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Grand Canyon ở Mỹ. Hồi xưa cách đây hàng triệu năm mực nước biển cao hơn bây giờ vài trăm mét và bao phủ toàn bộ đảo Gotland và chỉ có những cái cột đá vôi này ngoi được đỉnh lên trên mặt nước . Sau đó, khi bắc cực và nam cực đóng băng, mực nước biển hạ dần xuống. Các cột đá vôi nhờ đó ngày càng ngoi lên trên bề mặt nước và với sức mạnh của gió và cát, những dòng khí xượt qua sườn các cột đá làm cho kích thước các cột bị teo đi ở giữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét