Những ngọn núi của truyền thuyết.
Sau hàng giờ lòng vòng thăm hỏi tại thị trấn Ba Chúc, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đường lên núi Tượng, qua những vách đá cheo leo, đầy gai rừng mà hàng ngày người bản địa thường thả dê đi ăn. Song dù sao vẫn không đáng ngại bởi từ chân núi đến chóp đỉnh vốn là hai tảng đá chồng chất cao 145m.
Có thể thấy, không gian xung quanh, âm u, lạnh lẽo, ngoài một miếu thờ cụ Thượng đẳng đại thần Nguyễn Trung Trực. Người ta kể tháng 4/1978 khi quân Khmer Đỏ tràn qua biên giới dồn dân làng Ba Chúc vào trường học, chùa chiền để thảm sát, đông đảo người sống sót đã chạy lên núi Tượng để trốn lánh trong hang. Thế nhưng vài ngày sau, một toán quân Khmer Đỏ lên núi truy tìm và tàn sát bằng cách xả súng hoặc vất lựu đạn vào hang.
< Cây Dầu trăm tuổi tại thị trấn Ba Chúc.
32 năm đã trôi qua, diện mạo thị trấn Ba Chúc nay đã thay da đổi thịt với phố xá đông đúc, đường nhựa thênh thang và núi Tượng được phủ xanh bởi những hàng dừa tỏa bóng, những trang trại trồng cây Tóc Hương để khai thác trầm...
Dù vậy vẫn còn đó hàng trăm thi thể nằm tận hang sâu vì không thể mang lên được. Vẫn còn đó những vết máu trên tường và khuôn viên chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu và còn đó 1.159 bộ hài cốt trong số 3.157 dân thường bị thảm sát đang được cất giữ ở nhà mồ Ba Chúc là một chứng tích tôi ác man rợ mà bọn diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xa Ry gây lên.
Từ núi Tượng theo lối mòn về phía Tây, chúng tôi lần bước qua nhiều nương rẫy và tìm về núi Nước. Gọi là núi nhưng thật ra chỉ cao 17m và được hình thành từ những tảng đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau chẳng khác hòn non bộ khổng lồ. Dưới chân núi có chùa Linh Bửu Tự, được ngài Ngô Lợi, giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa huy động tín đồ xây dựng vào năm 1.884.
Người ta kể, khi mới khai sơn lập tự, trên núi có một trụ đá không biết ai đã chôn nhằm để ếm long mạch. Ngài Ngô Lợi cho đào lên và phá hủy đồng thời dựng một con rùa bằng đá hầu hàn gắn lại linh khí. Chuyện hư thực thế nào chưa rõ, nhưng điều dễ nhận ra nơi đây không gian thanh tịnh, cảnh trí tươi đẹp. Vào mùa khô bốn phía là những cánh đồng lúa xanh mượt mà, trãi dài tít tắp.
Núi Dài tên chữ Ngọa Long Sơn, với đỉnh núi gần như bằng phẳng trải dài hơn 8km, thậm chí nếu không nhờ người địa phương chỉ dẫn thì khó mà định vị đâu là đỉnh cao nhất. Dù trên núi hiện nay đang sở hữu căn cứ Điện Trời Gầm và đồi Ma Thiên Lãnh đã được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia nhưng Ngọa Long Sơn vẫn là con rồng đang yên nghỉ bởi chưa khai thác du lịch được.
Xưa kia núi Dài là lãnh địa của cọp dữ, mỗi lần người dân có việc qua lại, dù cấp bách đến mấy cũng phải chờ đi thành nhóm năm bảy người hoặc nhờ phường săn đi theo bảo vệ cho được an toàn, chứ tách riêng lẻ chẳng may bị “Ổng” cõng lên núi là tiêu đời. Tương truyền, năm 1819 khi ngài Thoại Ngọc Hầu huy động dân binh xuống đóng trại tại địa phận Ba Chúc, chuẩn bị đào kinh nối Châu Đốc – Hà Tiên. Về đêm, tuy người đông nghịt song cũng phải nổi lửa, hoặc đánh động xua đuổi cọp thường lảng vảng xung quanh.
Ngoài ra trên núi còn đầy rẫy ác thú trong đó đáng ngại nhất là con Nưa (giống như Trăn nhưng quanh 2 lỗ mũi, có thêm 7 lổ nhỏ nên được gọi Nưa chín mũi). Vì ngoài sự hung dữ, nó còn mổ cắn rất đau. Cách đây không lâu, một con Nưa với thân mình to bằng cột nhà, lạc xuống núi trườn mình rào rào trên cây cỏ rồi bò ngang con lộ trong xóm, khiến nhiều người phải khiếp vía tới mức chạy loạn xạ hoặc quỳ lại khấn vái. Tất cả những câu chuyện kể trên đã làm sống lại huyền thoại về Núi Dài vốn bị mai một theo thời gian năm tháng.
Đường lên núi Dài, từ phía Tây có thể nói là chông gai, vất vả nhất Thất Sơn, lúc ngược con suối cạn, trơ sỏi đá lởm chởm lúc vượt dốc đứng nghiêng trên 25 độ như hút lên không trung mà người địa phương đặt tên “dốc chó ngáp” như minh chứng sự hiểm trở tột cùng.
Tiếp đến là cắt rừng “bò” trên những Vồ đá cheo leo để sang sườn núi khác hoặc xuống thung lũng, len lỏi giữa đồi cỏ tranh cao ngập đầu người. Mồ hôi của chúng tôi bắt đầu vã ra như tắm, cho dù thời tiết buổi sáng trên núi khá mát lạnh. Càng lên cao, cây cối càng dầy đặc che khuất, khiến mọi người phải thay nhau vạch lá tìm lối đi. Đôi ba lần chúng tôi bị lạc, khi đó Anh Thanh, người dẫn đường phải leo lên ngọn cây định hướng hoặc hỏi thăm những người lên rừng hái lá thuốc.
Giữa trưa, trong cái nắng hầm hập, chúng tôi dừng chân bên ngọn đồi nhỏ, cây cỏ mọc rậm rạp, um tùm. Mọi người quyết định phát cỏ mở đường và không quên thủ sẵn cây gậy đề phòng rắn rết. Dù vậy chúng tôi vẫn không tránh khỏi rùng mình khi đi trên thảm lá cây mục, ẩm ướt lâu ngày mà cứ cảm giác như dẫm chân lên lưng mềm nhũng của loại bò sát nào đó đang ẩn. Hơn nửa tiếng sau, trên ngọn đồi lộ diện duy nhất một hòn đá nhô cao, dấu hiệu của đỉnh điểm. Nhìn vào GPS, hiện ra con số 578 mét.
Bỗng nhiên, Hùng bạn đồng hành của tôi kêu lên: “Hình như đằng kia có con rắn đang nằm trong đám cỏ”. Nhìn theo hướng Hùng chỉ, quả thật lẫn trong đám cỏ dại cách chúng tôi vài mét áng lên lớp hoa văn đen vàng. “Không phải Rắn mà là Trăn, tới 2 con lận, đang quấn nhau giao phối” Thanh reo lên sau khi xăm xoi đến nhìn.
Rồi bất chấp sự cản ngăn của chúng tôi, Thanh rón rén một tay lách cỏ, một tay tóm gọn đầu con trăn, lôi hẵn ra khỏi lùm cây. Tức thì nó lồng lộn chuyển thân mình đã gồng cứng siết chặt cổ Thanh. Mọi việc diễn ra chớp nhoáng khiên chúng tôi phát hoảng và không thể làm gì hơn là nhìn khuôn mặt Thanh bắt đầu tím tái vì ngạt thở. Rất may, kinh nghiệm nhiều năm sống ở vùng núi Dài đã giúp hắn kịp cắn mạnh vào đuôi con Trăn ngo nghe trước mặt. Nhát cắn này buộc con Trăn phải nới lòng vòng siết.
Tưởng rằng với “chiến lợi phẩm” ấy cộng với cánh tay trái hiện đang mang nặng con trăn dài cỡ 3 mét và nặng gần chục ký thì Thanh sẽ mau chóng rời khỏi nơi chốn hiểm nguy này. Không ngờ hắn vẫn tiếp tục dùng tay phải bắt gọn con trăn còn lại. Bây giờ nhìn bộ dạng Thanh mới thật đáng sợ, trên cổ, dưới đôi tay đều nổi lên lớp thịt da vằn vện của cặp Trăn quấn quanh. Và cứ thế hắn xăm xăm xuống núi, cho đến lúc gặp người đi hái thuốc, mượn tạm gùi tre để trút tất cả vào đó.
Hành trình khám phá Thất Sơn (Phần 1) - Đi "xe ôm" lên đỉnh Cô Tô
Hành trình khám phá Thất Sơn (Phần 2) - Những ngọn núi của truyền thuyết
Hành trình khám phá Thất Sơn (Phần 3) - Chinh phục Thiên Cấm Sơn
Du lịch, GO! - Theo Cty Du lịch Thế Hệ Trẻ, internet
Link to full article
Home
»
»Unlabelled
» Hành trình khám phá Thất Sơn - Phần 2
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Sau khi đã tìm hiểu no nê Krakow, tôi tiếp tục hành trình “nam tiến” về dãy núi Carpate hay chính xác hơn là nhánh núi Tatras với Zakopane ...
-
Bạn là người thứ 274, 745 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world. Việt Nam có vịnh Hạ Long rất đẹp, một di sản thế giới. Ở vù...
-
R ồi bọn mình cũng tới Mũi Nghinh Phong và tấp xe qua bên kia đường, suốt đoạn này là công viên. Đường xá thoáng rộng với lề đường lót gạch ...
-
V ới người làm du lịch, mỗi khi nhắc tới vùng Đông Bắc nước ta, ai cũng nghĩ ngay các danh thắng hồ Ba Bể (Bắc Kạn) và cao nguyên Đồng Văn (...
-
Bạn là người thứ 289, 442 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world. Tàu Oasis Of The Seas chở hơn 50 người Việt Nam đã cặp bến N...
-
Ai đã từng sống và gắn bó trên quê hương La Gi nầy hẵn sẽ khó lòng quên được thắng cảnh Đá Dựng. Một thắng cảnh hữu tình, nằm ngay ở trung ...
-
Năm nay 2010 Lễ Hội Hoa Anh Ðào tại Washington, D.C. sẽ diễn ra từ ngày Thứ Bảy 27 tháng 3 cho đến Chủ Nhật 11 tháng 4, 2010 và cuộc diễn ...
-
Bạn là người thứ 286, 685 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world. Bảo tàng viện lịch sử tự nhiên ở New York nơi tôi đang sống...
-
Trên thế giới này có nhiều chàng đa tình hay làm những chuyện điên rồ. Bạn có thấy ai chơi ngông, mua hẳn một thành phố tặng cho người yêu...
-
Bạn là người thứ 289, 552 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world. Trên thế giới có nhiều đảo mang tên Paradise Island. Việt Na...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét