Là một người rất thích lịch sử và những bộ phim dã sử, tôi luôn mơ ước được một ngày nào đó được tận mắt chứng kiến đấu trường La Mã ở Rome. Và tôi đã may mắn có rất nhiều cơ hội đặt chân đến thành phố này, có lẽ là nhiều hơn bất cứ du khách Việt Nam nào với tổng cộng 11 lần trong 8 năm. Cái gì khiến tôi quay lại đó nhiều như vậy ? Nhiều lắm : kiến trúc cổ, ẩm thực, môi trường sống….Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến khía cạnh nổi bật nhất, đó là các di tích lịch sử ngàn năm.
Người Châu Âu vẫn thường có câu « mọi nẻo đường đều dẫn tới thành Rome ». Câu nói ấy là để tôn vinh sự phồn vinh của thủ đô đế chế La Mã trong vòng hơn một ngàn năm và cho đến nay Rome vẫn được coi như thành phố duy nhất trên thế giới sở hữu nhiều công trình kiến trúc 2000 năm tuổi. Những di tích lịch sử ở đây nhiều vô kể nhưng chỉ có khoảng 30% là còn nổi lên trên bề mặt đất và còn nguyên vẹn, còn lại thị bị trôn vùi trong lòng đất. Chính vì còn có quá nhiều di tích nằm rải rác khắp nơi dưới lòng đất nên chính phủ Ý cũng không dám xây nhiều tuyến tàu điện ngầm vì sợ sẽ phải phá bỏ các công trình đó.
Thành Rome cách đây 2000 năm là một thành phố lớn với dân số đáng kinh ngạc : 2 triệu người !!!! Ngày nay với 6 tỷ dân thì tất nhiên một thành phố vài triệu dân là bình thường. Nhưng hãy cứ tưởng tượng thời ấy thì dân số thế giới làm gì có mấy mống, chỉ vài chục triệu người là cùng và cả Châu Âu cũng chỉ có hơn 10 triệu dân thôi. Điều đó đủ đê thấy quy mô của thành Rome lớn như thế nào. Không quá đi sâu vào việc phân tích sự đô thị hóa của thành phố như thế nào, tôi chỉ liệt kê ở đây những công trình kiến trúc đặc sắc nhất và vai trò chính trị và văn hóa của chúng trong lịch sử nước Ý.
Forum Romain
Foro Romano, tạm dịch là diễn đàn La Mã. Đây chính là trái tim của thành Rome nói riêng và của thế giới cổ đại Châu Âu nói chung. Bắt nguồn là một bãi đầm lầy hoang vu, khu này được người La Mã chọn làm trung tâm hành chính và chính trị cho đế chế của họ.
Bản vẽ phác thảo Forum vào thế kỷ II sau công nguyên |
Trong tiếng Việt mình có từ « diễn đàn », thực ra cũng chỉ dịch trực tiếp từ forum của tiếng Latinh. Và nguồn gốc lịch sử của từ forum xuất xứ từ chính khu vực này, nơi người ta hội họp với nhau để bàn bạc một chủ đề nào đó. Forum đối với người La Mã có rất nhiều chức năng. Đó vừa là nơi các đế vương ra mắt công chúng, vừa là nơi các phiên tòa luật pháp được tổ chức, là nơi các buổi lễ tế thần thánh diễn ra và cũng là trung tâm thương mại của thành phố.
Forum Trajan
Forum vốn là nơi mà các đế vương La Mã xuất hiện trước công chúng. Ban đầu chỉ có một forum nhưng dần dần một số đế vương La Mã thấy rằng cần phải xây thêm một forum cho riêng mình với kiểu cách của riêng mình. Thế là sinh ra thêm vài cái forum nữa. Trong số đó, forum Trajan là lớn nhất và cũng được xây vào thời điểm được cho là đỉnh cao nhất trong sự tồn tại của đế chế (năm 107).
Sa bàn mô phỏng forum Trajan thế kỷ II sau công nguyên |
vết tích ngày nay |
Khải hoàn môn Arc Constantin
Nhắc đến từ này hiển nhiên là ai mà chẳng liên tưởng đến công trình kiến trúc cùng tên ở Paris. Nhưng người Pháp cũng chỉ lấy ý tưởng của đế chế La Mã làm nguồn cảm hứng mà thôi. Còn tác phẩm khải hoàn môn đầu tiên trong lịch sử Châu Âu thì phải nói đến Rome. Dưới thời La Mã, xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh vì quân đội La Mã hay muốn xâm chiếm các vương quốc khác để mở rộng lãnh thổ. Sau mỗi trận đánh lớn và đánh bại một vương quốc nào đó, họ cho xây ngay tại nước sở tại một chiếc khải hoàn môn để phô trương thanh thế. Chính vì vậy mà ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy các khải hoàn môn cùng một kiểu dáng ở vùng Trung Đông (Thổ Nhĩ Kỳ, Syria) và Bắc Phi (Ai Cập, Tunisia) bởi vùng này xưa kia là thuộc địa của đế chế La Mã.
Pantheon
Công trình này đóng vai trò như kiểu nhà chùa vậy. Người La Mã không theo đạo một thần mà là đạo đa thần với đủ các loại như : thần mặt trời, thần Zớt, thần biển, …Công trình này tổng hợp tất cả các vị thần.
Mái vòm tượng trưng cho nơi ở của các vị thần trên trời và cũng là sự thống trị của Rome lên vũ trụ. Đây cũng là minh chứng cho công nghệ xây dựng kinh điển của người La Mã. Trong vòng hơn 18 thế kỷ, mái vòm của Pantheon luôn giữ kỷ lục là mái vòm cao nhất thế giới.
Nếu như Pantheon được giữ khá nguyên vẹn thì không gian xung quanh nó chịu khá nhiều thay đổi sau hơn 2000 năm. Trước kia, Pantheon nằm trọn trong một khu vườn rộng và ngày nay xung quanh toàn là nhà cửa và đường xá. Tiếp đến, do nền đất của Rome được nâng cao lên theo thời gian, nền móng của Pantheon bị sụt xuống nên chiều cao của cả công trình bị hạ thấp hơn đáng kể.
Đấu trường La Mã
Ah……biểu tượng của đế chế La Mã. Hiển nhiên rồi, ai mà chẳng đã từng xem bộ phim « đấu sĩ La Mã » do Maxwell Crusell đóng.
Hình dạng mà mọi người thấy ngày nay không giống với nguyên bản của nó. Trước kia tất cả các bề mặt tường bên ngoài đều cao bằng nhau. Tuy nhiên, vào thời trung cổ, rất nhiều viên gạch trên mặt tường bị lấy đi để làm nguyên liệu xây các công trình khác. Ngay cả tòa thánh Vatican cũng có một vài viên gạch lấy từ đây. Thế nên ngày nay tự nhiên có một lớp tường bị sứt mẻ.
Bên trong, khán đài có thể chứa khoảng 75000 người. Trong vòng gần 500 năm tại đây đã diễn ra nhiều cuộc đọ sức giữa các đấu sĩ, giữa người và thú vật (hổ, tê giác) và thậm chí là các cuộc thủy chiến !!! Không thể tưởng tượng nổi là cách đây 2000 năm người ta có thể sử dụng công nghệ thô sơ để làm đầy nước trong khán đài và đưa tàu chiến vào trong.
Capitol
Trung tâm thành Rome sinh và phát triển từ 7 ngọn đồi và một trong số đó là đồi Capitol. Đây chính là trung tâm chính trị của đế chế La Mã bới tại đây, các đế vương cùng họp bàn với bộ máy chính quyền để đưa ra những quyết định quan trọng. Có thể nói Capitol là tiền thân của cấu trúc chính phủ tại đa phần các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chẳng phải người Mỹ vẫn thường hay gọi “Capitol Hill” để ám chỉ tòa nhà quốc hội của họ đấy sao?
Capitol ban đầu chỉ là vài ngôi nhà dành cho bộ máy chính quyền và nằm rất gần Forum |
Ngày nay, trên nền móng của những di tích nằm dưới lòng đất, người ta cho xây viện bảo tàng lịch sử của Rome |
Maximus
Đấu trường Maximus trước kia là nơi diễn ra các cuộc đua cỗ xe ngựa và các cuộc đấu giáp chiến trong lúc đua. Chắc hẳn các bạn còn nhớ bộ phim Ben Hur ? Ban đầu thì đấu trường cũng chỉ bao gồm một khu đất nện hình ôlíp nhưng dưới thời Jules Cesar, khán đài được xây thêm
Nhà tắm công cộng Caracalla
Công trình kiến trúc này là ví dụ điển hình nhất cho cuộc sống hàng ngày của người dân La Mã : rất sạch sẽ. Theo như những gì sử sách ghi lại, có vẻ như giới thượng lưu La Mã dành khá nhiều thời gian ở nơi này. Sau các buổi họp ở Capitol vào buổi sáng, các thành viên bộ máy chính quyền lui tới đây vào buổi chiều, vừa để ngâm mình thư giãn, vừa để bàn tán những chủ đề chính trị, thậm chí là thiết kế bí mật những âm mưu lật chổ chính quyền.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét