Ở Marốc, uống trà là cả một nghệ thuật ẩm thực. Dù giàu hay nghèo, kể cả ông nông dân miền núi cũng sẽ mời bạn một chén trà bạc hà. Trà ở đây là một phong cách sống, kiểu « miếng trầu là đầu câu truyện ». Ở Marốc, người dân không uống trà cả năm mà lại tập trung rất nhiều vào những mùa nóng bức bởi uống trà giúp giữ mát cơ thể. Ngược lại, vào mùa đông thì người ta lại uống Chiba, một kiểu nước gừng giúp hâm nóng cơ thể. Khi đến bất cứ nhà ai hay vào một cửa hàng, việc đầu tiên mà người Marốc làm là mời bạn cốc trà và việc từ chối không nằm trong vốn từ vựng của họ . Ở đây, từ chối lời mời uống trà bị coi như một điều sỉ nhục hay lăng mạ.
Trà được pha ở mọi nơi....thậm chí cả trên sa mạc vào buổi tối. |
Một chút lịch sử
Với một chút hiểu biết về lịch sử của trà, tôi cũng biết trước là việc tiêu thụ trà ở Marốc không phải là lâu đời, cũng giống như ở Anh phong tục uống trà chỉ sinh ra khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh quốc thế kỷ 19. Với lại nhìn vào địa thế Marốc khắc nghiệt như vậy chắc chắn không thể là nơi trồng chè. Bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng phải đợi đến thế kỷ 17 dưới thời vua Hồi giáo Moulay Ismail thì trà mới bắt đầu được du nhập vào Marốc. Theo sử sách ghi lại, đó là một món quà do đại sứ Anh Quốc ban tặng cho triều đình. Trà lúc ấy rất hiếm và quý và chỉ được tặng cho những đấng tối cao của một quốc gia. Phong tục uống trà tại Marốc thịnh hành hơn trong công chúng bắt đầu từ sự kiện chiến tranh năm 1854. Lúc ấy, đế quốc Anh xung đột với đế quốc Nga nên toàn bộ vùng biển đen bị chặn lại bởi người Nga. Vì thế, con đường vận chuyển trà từ Ấn Độ đến Châu Âu không thể đi bằng đường biển Đen nữa. Những nguồn hàng tồn kho buộc phải được bán và tiêu thụ ở những nơi khác đặc biệt là tại những hải cảng liên minh hoặc thuộc địa. Nước Marốc lúc bấy giờ lại rất gần đảo Gibraltar (thuộc địa và nay vẫn là chủ quyền của nước Anh) thế nên đã trở thành một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu trà của Anh. Sự có mặt của trà lúc đó ngay lập tức được dân Marốc hưởng ứng nhiệt liệt vì nó là một phương pháp thay thế hợp lý cho các loại cây thuốc hay rượu vang vốn dĩ bị đạo Hồi cấm uống và café, quá đắt. Trong một thời gian dài, Marốc vẫn phải nhập khẩu trà từ Châu Á nhưng từ vài năm trở lại đây người dân bắt đầu thử trồng là chè ngay trên lãnh thổ của mình.
Trà ở Marốc có thể uống mọi lúc mọi nơi, vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều. Phục vụ trà cũng là một nghệ thuật. Khi một nhóm người uống trà với nhau, nếu có một ai là chuyên gia pha trà thì trách nghiệm pha trà sẽ thuộc về anh ta. Điều đó chứng tỏ cả nhóm công nhận « tài năng » của anh ta. Tại Marốc, người ta không uống trà ngay sau khi pha. Người ta đợi khoảng 15mn và trong lúc chờ đợi thì tán gẫu với nhau.
Với một chút hiểu biết về lịch sử của trà, tôi cũng biết trước là việc tiêu thụ trà ở Marốc không phải là lâu đời, cũng giống như ở Anh phong tục uống trà chỉ sinh ra khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh quốc thế kỷ 19. Với lại nhìn vào địa thế Marốc khắc nghiệt như vậy chắc chắn không thể là nơi trồng chè. Bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng phải đợi đến thế kỷ 17 dưới thời vua Hồi giáo Moulay Ismail thì trà mới bắt đầu được du nhập vào Marốc. Theo sử sách ghi lại, đó là một món quà do đại sứ Anh Quốc ban tặng cho triều đình. Trà lúc ấy rất hiếm và quý và chỉ được tặng cho những đấng tối cao của một quốc gia. Phong tục uống trà tại Marốc thịnh hành hơn trong công chúng bắt đầu từ sự kiện chiến tranh năm 1854. Lúc ấy, đế quốc Anh xung đột với đế quốc Nga nên toàn bộ vùng biển đen bị chặn lại bởi người Nga. Vì thế, con đường vận chuyển trà từ Ấn Độ đến Châu Âu không thể đi bằng đường biển Đen nữa. Những nguồn hàng tồn kho buộc phải được bán và tiêu thụ ở những nơi khác đặc biệt là tại những hải cảng liên minh hoặc thuộc địa. Nước Marốc lúc bấy giờ lại rất gần đảo Gibraltar (thuộc địa và nay vẫn là chủ quyền của nước Anh) thế nên đã trở thành một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp xuất khẩu trà của Anh. Sự có mặt của trà lúc đó ngay lập tức được dân Marốc hưởng ứng nhiệt liệt vì nó là một phương pháp thay thế hợp lý cho các loại cây thuốc hay rượu vang vốn dĩ bị đạo Hồi cấm uống và café, quá đắt. Trong một thời gian dài, Marốc vẫn phải nhập khẩu trà từ Châu Á nhưng từ vài năm trở lại đây người dân bắt đầu thử trồng là chè ngay trên lãnh thổ của mình.
Trà ở Marốc có thể uống mọi lúc mọi nơi, vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều. Phục vụ trà cũng là một nghệ thuật. Khi một nhóm người uống trà với nhau, nếu có một ai là chuyên gia pha trà thì trách nghiệm pha trà sẽ thuộc về anh ta. Điều đó chứng tỏ cả nhóm công nhận « tài năng » của anh ta. Tại Marốc, người ta không uống trà ngay sau khi pha. Người ta đợi khoảng 15mn và trong lúc chờ đợi thì tán gẫu với nhau.
Uống trà kèm bữa sáng...thói quen phục vụ bánh cuộn xuất phát từ thời kỳ Marốc còn là thuộc địa của người Pháp |
Người Marốc có thể phán đoán việc pha trà có thành công hay không qua cái nhìn của họ lên bề mặt của chén trà. Nếu có nhiều bọt nổi lên sau khi rót thì có nghĩa là pha trà thành công. Chưa hết, lớp bọt đó phải còn nguyên trong khi uống trà và còn đọng lại dưới đáy chén sau khi uống hết trà. Khoai đấy !!
trách nghiệm pha trà dành cho người "tài năng" nhất |
Trà ngon cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của lá bạc hà nữa. Lá phải thơm, xanh đậm, hơi dính tay một chút và nhất là phải cứng và bám chắc vào cuống cây. Và muốn tìm được loại cây như vậy thì chỉ có cây nhà lá vườn thôi.
thói quen rót trà từ rất cao, nhằm tạo ra lớp bọt như ý và để hương vị bạc hà tỏa ra xa hơn |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét